Nhà cụ Ngôn có vàng. / Thuở hàn vi
Nhà cụ Ngôn có vàng.
  • Hội đồng Nghị.
  • Tên thường gọi: Cụ Nghị
  • Tuổi: 71
  • Tính cách: Hiền lành.
  • Sở thích: Uống trà, đọc sách, sang nhà cụ Ngôn để ngâm thơ
  • Đặc điểm: Cao ráo, đẹp lão.
  • Hội đồng Ngôn.
  • Tên thường gọi: Cụ Ngôn.
  • Tuổi: 73
  • Tính khách: Thâm sâu, khó đoán.
  • Sở thích: Đọc sách, ngâm thơ, tán gẫu.
  • Đặc điểm: đẹp lão.
  • Cậu Vóc
  • Tuổi: 20
  • Tính cách: Hiền lành khù khờ. Nhưng đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài để giúp cậu sống trong ngôi nhà luôn ấp ủ mưu mô tranh đoạt gia sản.
  • Đặc điểm: Chân mày đậm, đẹp trai
  • Mợ Vóc
  • Tên thật: Huyền.
  • Tuổi: 17
  • Tính cách: Thật thà, thẳng thắn, có phần đanh đá chỉ để bảo vệ chồng "khờ"
  • * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
  • Bà Hồng
    Bà Hồng
    - Huyền ơi! Bưng bát thuốc lên cho thầy mày uống đi. Để nó nguội lại mất chất.
  • Huyền đang chổng đít hái nắm rau lang già cằn cỗi khi vừa mới sáng nay, cô phải cuốc lên để dỡ khoai. Năm nay, lúa đã mất mùa, đến khoai cũng mất nốt. Nhìn cái vườn rộng mà không nổi chục thúng khoai, Huyền ngán ngẩm, mơ hồ thấy cái chết đói nó đang đến từ từ....
  • Bà Hồng
    Bà Hồng
    - Kìa Huyền! U bảo mà mày không nghe hở?
  • Huyền
    Huyền
    - Vâng! U gọi gì con không nghe rõ...
  • Huyền tuy nghe không rõ, nhưng cô quẩy đôi quang gánh lên vai rồi dắt con trâu về, vì đã hái rau được đủ bữa chiều. Nhanh chân ra ôm một nắm rau lang già vào cho trâu, cô vuốt vuốt lưng nó:
  • Huyền
    Huyền
    - Ăn đi mà còn có sức cày biết chửa. Mày mà lăn ra ốm giống thầy tao là tao thịt...
  • Đang lẩm bẩm, thì bà Hồng đứng sau lưng Huyền từ bao giờ. Thấy con nói vậy, bà cốc một cái lên đầu con:
  • Bà Hồng
    Bà Hồng
    - Phủi phui cái mồm mày. Nó mà ốm thì cả nhà này chết, chứ ngồi đấy mà ăn thịt. Nhanh vào bếp lấy cho thầy bát thuốc đi. Khổ! Gọi mày mà còn nhọc thân hơn là u tự đi lấy.
  • Giờ nói Huyền mới nghe, cô tròn mắt ngạc nhiên:
  • Huyền
    Huyền
    - U mua thuốc cho thầy rồi hở u, mua khi nào thế. Ngày hôm qua con thấy hết rồi kia mà. Mà tiền đâu u mua? Sáng nay u bán khoai hay gì...
  • Nhìn đứa con liến thoắng hỏi, bà Hồng thở dài, hếch mắt về phía bếp, bà bảo con:
  • Bà Hồng
    Bà Hồng
    - Tiền đâu mà mua? Ấm thuốc ba ngày nay u chưa đổ bã. U thấy nước sắc nó vẫn đen đen. Thôi cho thầy mày uống tạm, mai bán khoai rồi tính.
  • Huyền gật gật đầu, chạy vào trong bếp lấy thuốc lên cho thầy. Nước thuốc sắc đợt đầu thì đen kịt, đặc quánh, đậm đà mùi táo tàu với cam thảo, bây giờ sang nước lại thứ ba nó chỉ còn hơi vàng vàng. Huyền biết u không có tiền nên đành lòng phải làm thế, đợt này nhà cô bí tiền lắm, đã mất mùa thì chớ, nuôi được vài chục con gà để đẻ lấy trứng cũng dịch mà chết cả. Hơn nữa, ông Hồng - Thầy Huyền đi xây trong miền nam chẳng biết bất cẩn thế nào lại ngã dàn giáo. Tuy không chết, nhưng bị gãy xương, thầy lang bó nẹp thế nào lại bị lệch, thành ra ảnh hưởng cả đời. Tiền chữa bệnh thì nhiều, nhưng người ông Hồng lại cứ dặt dẹo, từ ngày ấy cũng chả làm lụng được thứ gì, đến vệ sinh tắm rửa cũng phải nhờ đến vợ đến con.
  • Tuổi ông bà Hồng cũng chẳng còn trẻ, hơn nữa lại lại sinh ra mỗi mình Huyền nên ông bà cũng thương. Nghèo thì nghèo thật, nhưng cũng cố cho cô học được con chữ, biết tính toán biết tự viết tên mình. Lần đầu tiên cầm viên ngói vỡ viết những chữ cái tên mình lên sân, Huyền mừng lắm. Cái vui sướng còn hơn là cảm giác đến tết và u cho cô năm xu tiền lì xì. Khổ nỗi, cô lại học quá giỏi,cộng trừ nhân chia cô chỉ tính nhẩm là ra. Biết con cái học được đấy, nhưng nhà Huyền lại không có tiền. Nắm bắt tâm lý, thầy đồ tốt bụng sang nhà bảo bố mẹ cho Huyền đi. Thay vì một năm phải trả hai thúng thóc như ngày xưa. Giờ chỉ cần một nải chuối hay ít tép đồng tươi là được. Vì thế Huyền được học đến hết chương trình giáo dục ao làng, như vậy là đã quá đủ với cô, còn mơ cao hơn nữa để học ở Hà Nội thì cô không hề dám nghĩ tới.
  • Cũng chẳng phải là không mơ, nhưng mỗi lúc mê mẩn nhìn những người đi học ở Hà Nội về làng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, mà nhà họ thì cực kỳ giàu có. Huyền nhìn mà thèm, nhưng gia đình cô như vậy, cơm ăn độn khoai độn sắn thì tiền đâu mà học. Lắm khi đang miên man tưởng tượng cảm giác được người đời ngưỡng mộ gọi bằng cái từ "có ăn có học" nghe mà ấm dạ thế không biết. Đối với Huyền, nó còn ngọt hơn là chục bát nước xuýt lòng ấy chứ chả vừa. Nhưng chỉ cần một cái ho húng hắng của thầy, mọi giấc mơ hiện ra trước mắt đều trở nên lờ mờ, mông lung không xác định được.
  • Bưng bát thuốc nóng nghi ngút khói lên tận giường cho thầy. Huyền chẫu miệng lên thổi cho bớt nóng rồi kê lên tận miệng ông Hồng. Đỡ lấy bát thuốc bắc đã chẳng còn mùi vị, Ông cũng cố gắng uống vào. Có vẻ như đoạn trò chuyện của bà Hồng và con gái đã lọt vào tai ông. Chống tay xuống giường, ông run rẩy bảo con:
  • Ông Hồng
    Ông Hồng
    - Bảo u mày thôi, mai có bán được khoai cũng đừng mua thuốc cho thầy nữa. Có uống vào cũng chả khỏi được đâu. Dặn u mày, mai đi chợ phiên có bán được khoai thì mua ít thịt mỡ về mẹ con kho mặn mặn mà ăn dần. Còn kệ thầy, đừng mua thuốc nữa phí tiền lắm.
  • Nghe thầy bảo, Huyền chau mày, cô phụng phịu dỗi:
  • Huyền
    Huyền
    - Gớm nữa! Thầy chả sắp khỏe rồi còn gì. Thầy chỉ cần uống thêm dăm ba thang chả có mà khỏe hơn trâu ấy. Thầy yên tâm, u con đầy tiền, cộng thêm con cũng kiếm được khá phết đấy. Thầy yên tâm mà dưỡng bệnh, không phải tằn tiện làm gì. Muốn ăn gì cứ bảo con, con đi mua cho thầy.
  • Huyền trấn an ông Hồng, nhưng cái mồm leo lẻo của cô thì ông có gì mà lạ. Chẳng lẽ gia cảnh nhà mình thế nào ông lại không biết. Nén thở dài, ông vuốt tóc con gái.
  • Ông Hồng
    Ông Hồng
    - Thôi Thôi. Bệnh của thầy, thầy biết. Không chữa được đâu, sống ngày nào hay ngày đấy thôi. Thầy cũng không muốn làm gánh nặng cho u con nhà mày nữa. Mai theo u mày đi chợ, u có tiền bảo u mua cho bộ quần áo mới mà mặc. Cũng mười bảy tuổi đầu rồi chứ ít gì đâu. Bằng tuổi mày, u mày cũng đã lấy thầy được hai năm rồi đấy.
  • Ông Hồng lại nhắc đến chồng con làm Huyền tức, mười bảy tuổi nhưng Huyền vẫn còn trẻ con lắm. Cô đâu biết lấy chồng là phải làm cái những gì. Cô đứng phắt dậy rồi dỗi thầy:
  • Huyền
    Huyền
    - Con chẳng nói chuyện với thầy nữa. Hở ra là chồng, hở ra là con thầy không thấy mệt à? Con là con phải đi học, con còn phải lên huyện, lên tỉnh, lên cả Hà Nội làm bác sĩ, lúc ấy con sẽ về chữa bệnh cho thầy. Thôi, con đi kéo vó tôm đây, tí u có hỏi thầy nhớ dặn thế chứ để u tìm không thấy lại chửi con.
  • Dứt lời, Huyền chạy vào trong bếp, gắp ra hải củ khoai con con cho vào lá sen bọc cẩn thận rồi nhét vào túi quần. Tay cầm vó, tay cầm thính, cầm giỏ, trên đầu gắn cái đèn chớp con con, Huyền lững thững đi khi trời sẩm tối, nhìn bóng con đi xa dần, ông Hồng thở dài xót ruột. Con gái ông ông biết, Huyền cũng xinh xắn, có nét lắm, nhưng chỉ vì cuộc sống khó khăn, lam lũ, cho nên cái mặt lúc nào cũng đen nhẻm, lấm tấm bùn. Thời buổi này mười chín chưa chồng cũng được coi là ế, tầm như Huyền cứ liệu dần là vừa.
  • Thấy vợ vừa đi vào, trong đầu đang suy nghĩ, ông Hồng liền bảo vợ:
  • Ông Hồng
    Ông Hồng
    - U nó xem lúc nào rảnh rỗi sang nhà bà mối bảo giúp con Huyền nhà mình. Nó chẳng còn non trẻ gì nữa. Rục rịch dần đi không lại không kịp.
  • Bà Hồng nghe chồng nhắc thì thở dài thườn thượt, bà thổ lộ:
  • Bà Hồng
    Bà Hồng
    - Nói thật tôi cũng đã nghĩ đến việc này rồi. Cơ mà vợ chồng mình có mỗi đứa con, mà nó lại là con gái. Giờ hai vợ chồng già cả rồi chỉ có mình nó là trụ cột. Nó mà đi lấy chồng tôi e...
  • Vợ nói chưa hết câu thì ngập ngừng bỏ lửng, ông Hồng dứt khoát:
  • Ông Hồng
    Ông Hồng
    - E gì? Nó cũng đến tuổi dựng vợ gả chồng rồi. Bà cứ tìm cái đám nào tốt tốt cho nó. Không thể vì hai vợ chồng già mà chôn vùi cả tuổi trẻ của nó được. Miễn nó sung sướng, thì vợ chồng mình ở nhà có ăn rau ăn khoai, cũng ấm lòng bà ạ.
  • Bà Hồng nhìn chồng rồi gật đầu, phải chi mà bà sinh được thêm thì tốt, đằng này sinh được mỗi Huyền là tịt từ đó đến giờ. Nhưng ông Hồng nói đúng, phải kiếm chồng cho cô thôi. Được cái Hồng cũng xinh xắn, lại chăm làm, nên vài ba gia đình cũng rục rịch hỏi. Nhưng bà Hồng chưa đồng ý, bà nghĩ con gái mình xứng đáng vào gia đình có tiếng. Tuy không giàu có, nhưng chí ít cũng phải là không lo về miếng ăn cái mặc hàng ngày. Chưa kể nếu vào được gia đình gia giáo, thì Huyền sẽ có cơ hội được đi Hà Nội, chẳng phải là ước mơ bấy lâu nay của cô sao. Lúc có tiền thì việc cô muốn học hành chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Bà Hồng cứ thế suy nghĩ rồi cười một mình, cái suy nghĩ hết sức viển vông của thời đại có chỗ khinh thường người đàn bà.
  • Nhưng bà Hồng là người thương con, đơn giản bà chỉ nghĩ làm sao con bà được gả vào nhà giàu có, nghĩa là Huyền đã bước được một chân lên bậc thang trí thức. còn những chuyện khác bà có suy luận được ra đâu.
  • Huyền vừa đi vừa hát trên con đường làng quen thuộc. Ánh trăng sáng vằng vặc chiếu xuống, Huyền vội tắt cái đèn trên đầu đi để tiết kiệm pin. Vừa đi qua khỏi cuối làng, cô nghe thấy giọng anh chị Liễu đang đánh nhau, chửi nhau um tí tỏi cả một vùng. Ngoài cổng có rất nhiều người làng dòm ngó. Người làng vẫn thấy vợ chồng nhà chị này đánh nhau nhau như cơm bữa, và chuyện vũ phu trong làng không phải là điều lạ. Chỉ có cái người ta biết đóng cửa bảo nhau, không lôi nhau ra bàn dân thiên hạ như nhà này. Chồng là đồ tể, to béo, lấy chị Liễu này là gái kép hát trên tỉnh hết thời. Nhưng chung sống với nhau thì suốt ngày đánh đập, mà toàn thấy chị Liễu đánh chồng là chủ yếu. Xưa nay nào thấy người đàn bà nào dám làm càn như chị. Chị Liễu thấy đông người đến xem không những không thôi đánh mà còn xỉa xói lên tận mặt chồng:
  • Chị Liễu
    Chị Liễu
    - Tao có mù mới vồ phải cái loại mày. Đúng là chồng con là cái nợ nần mà...
  • Cái mồm chị Liễu bù lu bù loa lên càng làm dân tình được hôm giải trí. Huyền không nằm trong số ấy, cô nhanh chân đi qua đám người hướng về phía cánh đồng rộng lớn vừa đi vừa ăn khoai, trong đầu Huyền vừa suy nghĩ đến chuyện lấy chồng mà ông Hồng nói, vừa lẩm bẩm câu nói của chị Liễu:
  • Huyền
    Huyền
    - Chồng con là cái nợ nần... Chồng con là cái nợ nần... Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm
  • Huyền đi đến cánh đồng thì trời cũng tối hẳn. Ngôi làng nhỏ của Huyền được bao quanh bởi đồng ruộng. Một mình một thân nơi đồng không mông quạnh với cái đèn nhỏ tí tẹo, Huyền chẳng sợ chút nào. Từ hồi bé, cô đã biết đi đánh cá, thả vó tôm kiếm tiền bươn trải. Cánh đồng nằm ngay sát bên nghĩa địa, nên chẳng ai dám đi. Huyền biết đi tầm này sẽ ít người bắt, mà trời thì mát không oi bức như ngày hè, đi tối là hợp lí nhất.
  • Cô tính cả rồi rồi, bắt tầm hai tiếng rồi chạy nhanh về phía bên nhà cụ Nghị để xem tivi nhờ. Nhà cụ Nghị giàu lắm, con cái đi làm ăn trên tỉnh, người ở thành phố lớn, có cô con gái còn lấy chồng bên tây. Bản thân cụ Nghị là hào phú làm Quan trên tỉnh một thời, nay già yếu lui về quê nhà. Được cái ông cụ khó tính tí thôi. Chứ không khinh người, hay là lắm lời gì cả. Có cái tivi của Tàu con trai mua bên Trung quốc về cho thầy xem đỡ buồn. Nhà thừa tiền nên khi cả làng còn nhiều nhà chưa có điện thì cụ Nghị ba gian nhà đã sáng trưng. Theo ấy là tiếng léo nhéo của tivi.
  • Cụ Nghị đã có lệnh rồi, từ tám giờ tối sẽ mở cổng cho trẻ con vào xem tôn ngộ không, hoặc phim khác, đến mười giờ kể cả còn phim cũng tắt. Thế nên trẻ con trong làng tranh thủ lắm. Hễ chưa tám giờ đã tập trung đông đen ở trước cổng nhà cụ Nghị. Nhưng sợ cụ cáu, nên không ai ồn ào. Mà ngoan ngoãn đợi chờ người ở nhà cụ Nghị ra mở cổng.
  • Đi qua Huyền cũng thấy sắp có phim, nhưng cô lại lầm lũi đi. Tiếc rẻ bộ phim sắp đến tập cuối. Nhưng đi kéo vó quan trọng hơn. Tranh thủ bán để mai đưa tiền cho u đi chợ sớm lo thuốc thang cho thầy.
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Huyền! Mày không đợi tí xem phim à? Sắp có rồi đấy.
  • Huyền
    Huyền
    - Vâng! Hôm nay cháu không xem cụ ơi. Cháu đi kéo vó bán đây. Để lát nếu về sớm cụ cứ để cổng cho con vào cụ nhé.
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    -Ừ!
  • Cụ Nghị đứng trên bậc cao cạnh hiên nhà súc miệng rồi nhổ thẳng ra ngoài đường. Nhìn cái bóng gầy tong gầy teo, dáng đi lúc nào cũng vội vàng, gấp gáp của Huyền mà thương. Cụ Nghị là người hiểu biết, chỉ nhìn qua thôi ông sẽ đoán được tính người. Vì thế cho nên, cụ luôn dành một chút ít cảm giác thông cảm cho gia cảnh nhà Huyền. Nhà cô nghèo nhất làng ai mà không biết, mà cô thì lại là con gái một. Nhưng điều người ta thương ấy là Huyền là một đứa chịu khó, mặt lại có nét, ăn nói dễ nghe nên cụ Nghị cũng dễ tính. Lắm mối mai cũng nói ý với huyền lắm rồi, nhưng bà Hồng nhất quyết không gả. Con gái bà, bà tự hào không hết, hơn nữa chửa có đám nào ra gì nên bà hay đùa:
  • Bà Hồng
    Bà Hồng
    - Ừ thì tôi cũng phải gả chứ tôi có giữ khư khư ra đấy đâu. Gái thì thiếu gì, Nhưng kiếm làng trên làng dưới, có đứa nào được cái tính nết như con Huyền nhà tôi. Nếu tiền lễ không được bảy sào hoặc một mẫu. Thì tôi sẽ không gả con gái, thời bây giờ gái nó có giá lắm, nó chỉ rẻ hơn vàng miếng thôi. Nên tôi chả vội gì mà gả con cho thiệt.
  • Thấy bà Hồng thách cưới con gái cao quá nên chả ai dám vào hỏi nữa. Trong thâm tâm bà Hồng không tham lam, nếu này ai chịu được lễ thách cưới, thì bà cũng cho con gái hết cả. Nhà bà chả dư giả gì, lại có mỗi mụn con, không cho Huyền thì cho ai vào đây nữa. Chỉ mỗi cái bà vẫn đắn đo, Huyền mà đi thì ai cáng đáng nhà cửa. Một bên là chuyện hạnh phúc cả đời con gái, một bên là cái suy nghĩ ích kỉ riêng tư khiến bà Hồng trăn trở mãi không thôi.
  • Huyền ra đến đồng, đeo cái đèn pin trên đầu, cô chỉ dám chỉnh cho nó hơi sang sáng một chút sợ tốn điện. Mỗi lần đi sạc điện nhờ cũng mất mấy xu. Huyền đeo vó lên vai, rồi lấy ra một cái, xoạc ra hết cỡ. Rồi đặt nhẹ nhàng xuống nước cho chìm hẳn, ném ít thính cái tõm chờ tôm cá nhảy vào. Cứ thế, Huyền dải từ đầu mương đến cuối mương rồi ngồi trên cống chờ đợi. Gió đồng cứ phả vào người làm Huyền dễ chịu vô cùng. Tầm này lúa làm đòng sắp có bông, cho nên hương lúa phảng phất càng khiến người ta lim dim muốn ngủ.
  • Giờ này ngoài đồng vắng lắm, chẳnh có ai, chỉ có Huyền cùng với tiếng kèng kẹc, chão chuộc kêu râm ran. Chỗ Huyền kéo vó lại gần nghĩa địa nên chả ai dám đi buổi tối. Ngày xưa, lúc còn bé, Huyền nào dám vác mặt ra đây, nhưng ngặt nỗi kéo buổi đêm tĩnh lặng sẽ nhiều tôm tép hơn. Kéo sớm mai u đi chợ, tôm cũng sẽ tươi hơn.
  • Ngồi một mình Huyền suy nghĩ vẩn vơ, tiếc rẻ bộ phim nhà cụ Nghị. Tầm này chắc có phim rồi. Huyền đắn đo, hay là cứ để vó đấy rồi chạy về nhà cụ Nghị xem tí rồi đi. Nhưng cuối cùng Huyền lại thôi, lỡ dỡ cô đi đứa nào nhấc mất vó thì bỏ mẹ. Tôm nó lấy hết, vó lại mất thì về U chả để cô yên. Nghĩ vậy nên Huyền lại ngồi xuống, chờ một lát nữa rồi kéo vó lên.
  • Huyền không biết có một vật bò lổm cổm đằng sau lưng qua, cái thứ đen sì ấy đi qua sau Huyền rồi ôm trầm lấy người cô hít hà. Huyền một phen hú vía giật mình thon thót gào ầm lên liền bị bịt miệng lại. Tiếng thì thào bên tai nồng nặc mùi rượu ngô, xen lẫn mùi bã trầu:
  • Lão Cường
    Lão Cường
    - Huyền đừng kêu, là tôi đây mà. Tôi là Cường, Cường sứt đây mà....
  • Huyền nghe tiếng quen cộng lẫn tiếng giới thiệu lạnh gáy như tiếng người chết thì biết đấy là lão Cường. Lão cường này chỉ ít tuổi hơn ông hồng thầy cô vài tuổi. nhà hắn giàu vì thầy hắn là hội đồng có tiếng trong vùng, nhiều ruộng nhiều đất, chuyên cho vay lãi nặng. Huyền nhớ u vay của nhà hắn hai thúng thóc mất mùa năm ngoái năm nay theo lãi phải trả năm thúng. Lấy lãi cắt cổ là thế, ấy vậy mà mở mồm nhà hắn lại câu tình nghĩa lắm mới cho mượn. Không phải đường cùng, thì có cho, nhà Huyền cũng không lấy.
  • Đang sẵn cơn bực Huyền quay lại đạp cho hắn một phát lăn xuống ruộng. Cái mùi rượu mới khó chịu làm sao, hơn nữa hắn lại đứng ngay sau lưng chắc cũng chả có ý đồ tử tế gì. Thế nên Huyền cứ đánh trước rồi tính.
  • Hắn ngã lăn xuống ruộng, bùn đất bắn đầy người đen kịt, chỉ còn hai con mắt trắng dã. Lúc này Huyền không tiếc điện trong đèn nữa. mà bật sáng trưng lên. Trong lòng thì sợ hãi bị lão dê xồm này làm gì. nhưng bên ngoài cô vẫn cười nói như không, tay vơ lấy cái gậy đặt vó, cô hỏi xã giao:
  • Huyền
    Huyền
    - Bác Cường đấy ạ, chả hay cơn gió độc nào lại cuốn bác ra đây? Bác lại say rồi phải không? Thôi, về nghỉ sớm đi bác. Đêm khuya ra đồng gió máy, lại gần nghĩa địa thế này, không khéo phải gió giật lại méo mồm.
  • Lão Cường tuy hơi xị mặt bởi câu nói gở của Huyền, nhưng trong hơi men khiến hắn chưa tỉnh. Đưa cái tay dính đầy đất lên nghịch tóc Huyền, hắn trêu:
  • Lão Cường
    Lão Cường
    - Khiếp, con gái con đứa chưa chồng mà mồm mép thế. Này, nói không giữ ý giữ tứ là không ai lấy đâu biết chửa.
  • Huyền
    Huyền
    - Cháu cần gì phải giữ hở bác, bởi cháu có cần lấy chồng đâu. Bác không xem anh chị Liễu lấy về toàn đánh nhau đấy à. Chị ấy chả bảo, chồng con là cái nợ nần còn gì. Cháu thấy câu này đúng lắm ấy. Mà bác không về đi, không bác gái lại mong, bác gái đã nổi tiếng hiền lành nhất xã, chửi chồng như hát xẩm rồi. Bác mà cứ la cà ở đây mất công bác gái đi tìm.
  • Nhắc đến vợ, lão Cường có vẻ hãi. Vợ lão nổi tiếng giàu có và đanh đá không kém gì chị Liễu. Lão Cường rất nhịn vợ không chỉ bởi ả dữ mà còn do nhà vợ giàu. Đất đai, nhà cửa đều do nhà ả cho nên lão không nghe lời vợ không được.
  • Toan đi rồi, nhưng thấy dáng dấp ngon nghẻ của đứa con gái đến tuổi cập kê như Huyền, hắn không cưỡng lại được. Hắn nghĩ bụng nơi đồng không mông quạnh này thì có hét cũng chả ai nghe thấy. Mà việc đã thành, Huyền cũng không dám kể bởi cái chuyện có hay ho gì đâu. Kể ra cũng chỉ xấu mặt nhà cô. Lúc ấy không những nhà cô mang tiếng, đến Huyền cũng mất giá, nếu nghe lời, biết đâu hắn sẽ thương mà lập cô làm lẽ.
  • Sẵn hơi men trong người,gió đồng lại cứ man mát thế này làm tình thì tuyệt cú mèo. Hắn choàng lấy ôm Huyền rồi thổn thức mặc cho cô giãy dụa:
  • Lão Cường
    Lão Cường
    - Huyền ơi, sao em lại đẹp thế hở Huyền. Đừng gọi tôi là bác nữa, tôi vẫn còn trẻ hơn thầy em mấy tuổi kia mà, với lại mình có họ có hàng gì với nhau đâu. Nếu em mà chịu, thì cái nhà ba gian lợp ngói, cả đàn bò, cả đàn lợn nhà tôi đều là của em cả. Miễn em sinh thằng con trai cho tôi, tôi sẽ để em lên bàn thờ ngồi...
  • Huyền bình tĩnh nghe hết những lời thối hơn mắm tôm của hắn nhưng cô không có vẻ gì là không chịu. Cô quay sang hỏi lại:
  • Huyền
    Huyền
    - Có thật thế không? Có thật là cứ sinh con cho bác là bác cho cháu nhà, bò với lợn không?
  • Lão Cường
    Lão Cường
    - Chắc chắn rồi, tôi ngần này tuổi lại đi lừa em à.
  • Huyền đánh vào đùi mình một cái tỏ vẻ khoái chí:
  • Huyền
    Huyền
    - Bác nói đấy nhé, giờ cháu sinh con kiểu gì?
  • Huyền ngây thơ gãi đầu hỏi hắn. Cô biết tỏng, cũng mười bảy tuổi đầu rồi chứ có bé bỏng gì đâu. Thấy Huyền thật thà, lão Cường lại xí xớn xoa lưng, ngẩng cổ nhìn thằng vào khe ngực bầu bầu tròn tròn của Huyền mà nuốt nước bọt. Hắn đẩy huyền rồi ngọt nhạt:
  • Lão Cường
    Lão Cường
    - Đấy, ở với u với thầy ngần ấy năm. Giờ lớn tướng thế này mà lại không biết sinh đẻ kiểu gì thế là hỏng. Để anh dạy cho nhớ.
  • Hắn ngả người Huyền về phía sau, rồi định vục mặt vào cái ngực lấp ló của Huyền, toan cởi cúc áo, nhanh như cắt, Huyền lấy hòn đất cầm sẵn trên tay phang thẳng vào hạ bộ hắn khiến hắn nhảy ngược lên:
  • Lão Cường
    Lão Cường
    - Ôi giời ơi Con đ.ĩ này! Mày làm cái gì thế hở. Mất giống nhà ông rồi còn gì.
  • Lão Cường lại lăn kềnh ra đất, ôm hạ bộ gào lên đau đớn. Huyền chưa chịu thôi, cầm gậy kéo vó đập liên hồi vào người khiến hắn đau đớn như bị hoạn. Cái tay hay kéo vó đã quen, nên mỗi lần cầm gậy phang thẳng là không trượt phát nào.
14
Thuở hàn vi