Nhà cụ Ngôn có vàng. / Tao giúp mày... Nếu như mày còn trinh...
Nhà cụ Ngôn có vàng.
  • Huyền chạy như bay về làng.
  • Quãng đường từ trạm xá đến nhà nào có gần đâu. Nhưng vì thầy, cô cố gắng chịu đựng. Cô chạy đến nơi thì trời cũng vừa mờ sáng. Huyền không về nhà ngay mà chạy sang nhà cụ Nghị. Hai nhà chẳng có quan hệ họ hàng gì, hơn nữa nhà cụ Nghị thì giàu, nhà Huyền thì nghèo. Nhưng cô vẫn mặt dày đến tìm mong cụ giúp đỡ. Ngoài cụ ra chắc chẳng còn cách nào khác:
  • Huyền
    Huyền
    - Cụ Nghị ơi! Cụ cứu nhà con với. Cụ ơi! Cụ ơi!
  • Huyền vừa mếu máo vừa đập tay vào cánh cổng sắt gọi. Một lúc sau, người ở chạy ra thấy Huyền ồn ào, hắn nạt:
  • Gia đinh
    Gia đinh
    - Này! Mới sáng sớm Mày có thôi đi không. Nhà cụ Nghị không phải cái chợ mà ưng gọi lúc nào thì gọi.
  • Huyền
    Huyền
    - Chú ơi! Tôi van chú, tôi lạy chú. Chú cho tôi vào gặp cụ Nghị. Cụ Nghị thương tôi lắm, đi đi chú, không thầy tôi không xong mất.
  • Gia đinh
    Gia đinh
    - Thầy mày không xong thì đấy là chuyện của nhà mày, chả liên quan gì đến nhà cụ Nghị sất. Cả làng tất thảy cả trăm hộ dân, mà ai cũng kêu gào như mày thì nhà cụ Nghị ai sống nổi...
  • Mặc cho người ở cứ đứng giữa cổng không mở cho vào. Huyền vẫn gào tên cụ, vẫn biết nơi đây ngoài xem tivi nhờ ra thì cô không được phép đặt chân đến cửa một lần nào nữa.
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Con Huyền đấy phải không? Vào đây!
  • Giọng cụ Nghị khàn khàn lên tiếng, tuy không to nhưng uy nghi vô cùng. Không đợi người ở mở cổng, Huyền tự ý mở ra đi vào, cô không có thời gian đâu mà vặn lại hắn.
  • Thấy cụ, Huyền quỳ rạp đất khóc mếu:
  • Huyền
    Huyền
    - Cụ ơi, thầy con không xong rồi. Cụ cứu thầy con với. Con cắn rơm cắn cỏ con lạy cụ. Cụ nói gì con cũng nghe theo cụ hết. Giờ chỉ có cụ là cứu được nhà con thôi. Con xin cụ...
  • Huyền vừa run giọng vừa khấu đầu trước tấm hè lát gạch đỏ. Vẻ mặt cụ Nghị không một chút biến sắc. Đợi cho gia nhân châm trà, cụ thổi pha phả rồi uống nhâm nhi thưởng thức. Cụ chậm chạp nói mà mắt vẫn chăm chú nhìn chén trà nghi ngút khói điểm vài bông hoa nhài trắng muốt:
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Thực ra, tao thừa biết sẽ có ngày mày đến đây nhờ vả. Mày biết đấy, nhà tao với nhà mày không thân không thích, chỉ là người làng với nhau. Tiền thì tao có, nhưng cho nhà mày mượn rồi thì sau này mày đào đâu ra trả tao? Mày đừng thấy tao quý mến mà lợi dụng...
  • Huyền
    Huyền
    - Không không cụ ơi! Cụ cứ cho con mượn, con trả được. Nhất định con trả được, con tuy nhỏ, nhưng chưa thất hứa bao giờ. Nếu không trả được... Cùng lắm con ở đợ nhà cụ trừ nợ là xong chứ gì?
  • Cụ nghị nghe Huyền phân trần thì cười. Đối với cô, cụ vẫn luôn có chút gì đó gần gũi, thân thiện, hơn là những người cùng làng khác. Huyền trân trọng chữ tín quả thực đáng mừng. Nhưng cụ Nghị chưa giúp ngay, cụ nhìn Huyền rồi chê bai:
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Mày ăn cái giống gì mà mày khôn thế? Nhà tao thiếu gì gia nhân đầy tớ mà phải nhận mày cho tốn cơm. Đấy! Phận nghèo không có tiền khổ chửa con? Mày xem có ai không có tiền mà sống được không? Ngay như nhà Liễu ở cuối làng, vợ chồng chúng nó cãi nhau cũng chỉ do không có tiền. Vì thế cho nên, hễ sau này gặp kẻ nào cứ thao thao bất tuyệt rằng sống về tình cảm, mày vứt luôn đi cho cụ... Toàn lũ nói phét ấy con ạ.
  • Mặt Huyền xị ra như bánh đa nhúng nước. Bình thường Huyền sang xem tivi nhờ hay nghe lỏm cụ Nghị nói đạo lí với khách, nhưng trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng này thì hơi đâu mà nghe. Huyền đứng dậy vắt nước mắt nước mũi, rồi đội cái nón méo vành vào đầu bảo cụ:
  • Huyền
    Huyền
    - Giờ còn làm gì còn tâm trạng nghe cụ dạy nữa. Cụ không giúp thì con đi chỗ khác vậy...
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Tao sẽ giúp, nhưng với một điều kiện....
  • Huyền toan quay đi thì cụ Nghị lại bảo, khiến hai con mắt cô sáng bừng. Huyền cười tươi rói rồi lê vào chỗ chân cụ hỏi dồn:
  • Huyền
    Huyền
    - Điều kiện gì ạ? Điều kiện nào con cũng chịu, miễn cứu được thầy con, con nguyện làm trâu làm ngựa cho cụ.
  • Nhìn ánh mắt sáng rực đầy hi vọng khi cụ Nghị nói đến đây, Huyền không khỏi mừng. Chỉ cần cứu được thầy, chuyện gì cô cũng sẽ chấp nhận.
  • Cụ Nghị đứng lên, nhìn Huyền một chốc rồi vuốt râu cười . Huyền nhìn ánh mắt đầy bí hiểm của cụ mà sợ. Tay nắm lấy cổ áo mình thật chặt sợ trong đầu cụ lại nghĩ đến hai trái cam con con bị lộ khỏi lớp áo…
  • Huyền
    Huyền
    - Cụ… Cụ ơi! Chẳng lẽ cụ định cưới con làm lẽ hả cụ? Sao mặt cụ kỳ thế? Con đáng tuổi con tuổi cháu cụ đấy nhé...
  • Huyền lườm lườm cụ, ánh mắt nghiêng nghiêng dò xét. Không để Huyền nói hết câu, cụ Nghị cầm cái gậy giơ quá đầu trực đánh, khiến Huyền vội vàng ôm đầu. Cụ bĩu môi:
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Bố tổ nhà mày! Mày xem tao ba vợ, chưa đủ hay sao mà lại dở hơi đi thèm đứa sặc mùi bùn như mày. Tao vào thẳng vấn đến luôn nhé. Tao cho mày mượn tiền, với điều kiện, mày sẽ lấy con trai cụ Ngôn.... Tao nói thật, chuyện này cả dòng họ nhà mày tu mười kiếp mới được phúc này đấy....
  • Huyền nghe xong thì ngồi phịch xuống đất, cô cấu vào mặt mình mấy cái xem là đang mơ hay thực. Đời cô chưa bao giờ nghĩ có thể làm con ở nhà giàu, huống chi giờ lại làm dâu nhà cụ Ngôn, mà tính ra nhà cụ Ngôn còn giàu gấp nhiều lần nhà cụ Nghị.
  • Huyền liếc mắt nhìn cụ Nghị, vẻ mặt này chắc là không đùa, mấy lần mang tép qua cô cũng đã ngờ ngợ, nhưng cô vẫn chưa tin lắm, cô hỏi lại:
  • Huyền
    Huyền
    - Liệu... Cụ có nhầm không? Tại sao một nhà quyền thế giàu có như nhà cụ Ngôn lại muốn một đứa nghèo hèn như con làm dâu?
  • Cụ Nghị nhìn Huyền, giọng cụ trầm xuống nói:
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Mày cũng biết nhà cụ Ngôn thì giàu có cỡ nào rồi đấy, kiếm vợ toàn đứa giàu có, học vị cao, gia cảnh lại quyền thế. Cái giống gì cũng biết mỗi tội không biết điều. Tao nói vụng mày hay, trông bề ngoài nhà cụ tôn ti trật tự vậy thôi, chứ bên trong nát lắm. Nát là nát mấy đứa con dâu kia kìa. Thế nên cụ Ngôn còn duy nhất một đứa con trai, muốn tìm một đứa hiền lành, nhanh nhẹn để quán xuyến việc nhà, chứ mấy cô con dâu kia không con nào chịu đụng tay. Quan trọng là mày phải... Còn trinh. Mà mày chắc còn trinh chứ hở?
  • Cụ Nghị nói rồi nhìn Huyền một lượt. Huyền định gào lên thì cụ lại ra dấu:
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Thôi không cần nói! Tính mày thế này tao nghĩ là còn. Cụ Ngôn là người học rộng hiểu nhiều, trong lúc làm quan không ít lần giúp đỡ tao, thế cho nên lần này tao muốn chọn cho cụ một đứa con dâu theo chiều ý cụ. Thấy nhà mày ăn ở hiền lành, nghèo đói nhưng không trộm cắp, không than thở gì, ngày vẫn cắm mặt làm cho có ăn, tao thấy cũng thương. Cụ Ngôn nói tao là cụ ưng mày rồi đấy, liệu liệu mà cư xử. Gả vào nhà cụ Ngôn nhà mày có mơ mười kiếp cũng chẳng dám nghĩ tới đâu. Thế nào, đồng ý luôn chứ hở, để tao đưa tiền cho mà về.
  • Huyền vẫn ngồi đấy, nghe những lời cụ Nghị nói mà cô thấy mình ngờ nghệch như con dở hơi. Chẳng lẽ chuyện chồng con lại đến dễ dàng với cô vậy hay sao. Huyền liền chắc cú hỏi lại:
  • Huyền
    Huyền
    - Cụ này! Cho con hỏi khí không phải...
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Nói!
  • Huyền
    Huyền
    - Chẳng hay... Con cụ Ngôn sứt môi lồi rốn phải không cụ?
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Không! Nó hoàn toàn bình thường, đẹp trai, lại học giỏi.
  • Huyền
    Huyền
    - Nếu không phải... Liệu có khi nào nó bị bệnh sắp chết không hở cụ? Chẳng lẽ... Chồng con yểu mệnh mà chết, rồi số phận có khi nào lại như trong phim... Một đời cô quạnh, sống lủi thủi trong biệt phủ, rồi lại lấy... Bố chồng...
  • Cụ nghị đang định uống nước trà thì những điều Huyền lo lắng khiến cụ tức nổ mắt. Cụ định vơ lấy cái gậy đập Huyền, nhưng rồi lại nhịn. Cụ bảo Huyền :
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Chẳng lẽ tao lại vả cho mày rời hết răng ra cho đỡ nói bậy. Bây giờ tao mới hối hận khi cho mày vào xem phim ở nhà tao. Mày xem nhiều quá xong bị nhiễm hay gì. Tao nhắc lại lần nữa, thằng đó đẹp trai, đang học trên Hà Nội, không sứt sẹo tí nào cả, khỏe mạnh. Mày lấy con cụ Ngôn là do tao - ông già Nghị này làm mối. Nào! Thế có quyết không để tao đưa tiền. Mày cứ lằng nhằng không khéo thầy mày chết, giờ đang nhập quan rồi cũng là...
  • Bị cụ Nghị dọa, Huyền đứng phắt dậy. Thôi thì cái mạng cô, mạng thầy coi như giao cho cụ Nghị. Đằng nào có cụ Nghị ở đây làm chủ, nếu lấy chồng chắc chắn cũng sẽ đỡ bị bắt nạt. Huyền gật đầu cái rụp rồi bảo:
  • Huyền
    Huyền
    - Con đồng ý!
  • Thế rồi, cụ gật đầu ra chiều hài lòng, sai gia nhân mang đến một bọc tiền đưa cho Huyền. Nhận lấy bọc tiền nhìn chăm chú, cô rơi nước mắt, nhưng sợ cụ Nghị thấy liền lấy vạt áo lau vội.
  • Từ trước đến nay, những đồng tiền Huyền làm ra đều rất giá trị, giá trị ở đây là tinh thần. Thậm chí chỉ là vài đồng bạc lẻ bắt ốc, bắt ếch mỗi khi bán ngoài chợ. Huyền quý báu, trân trọng những thứ gì vất vả tạo ra, tiền cũng thế. Ấy vậy mà giờ cô chỉ tốn nước bọt xin xỏ, gán với điều kiện khác gì bán mình. Kì thực, Huyền không đành. Nhưng nghĩ đến thầy, đến u, cô không còn lựa chọn nào khác.
  • Cụ Nghị thấy Huyền khóc thì cảm thông, một đứa có lòng tự trọng cao ngất như Huyền phải ngửa tay ra xin quả thực là một sự xỉ nhục lớn. Cụ Nghị liền bào chữa:
  • Cụ Nghị
    Cụ Nghị
    - Thôi! Khóc lóc gì? Mang tiền về cho thầy u mày. Cứ coi như là nhà mày vay, sau này lấy chồng có của thì trả lại tao, lúc ấy, tao sẽ tính lãi.
  • Huyền gật đầu, lau nước mắt rồi toan chạy đi. Từ đây lên đến huyện thì xa xôi lắm, cụ Nghị thương tình lại gọi xe kéo cho Huyền đi. Chứ từ sáng tới giờ cô chẳng ăn gì, không khéo đi giữa đường lại lả đi.
  • Sống hơn mười bảy năm trên đời lần đầu tiên cô được ngồi xe kéo, cái thứ nó êm gì đâu ấy, ngồi trên xe mà chỉ muốn lăn ra mà ngủ. Nhưng Huyền thì có tâm trí nào mà chợp mắt nữa, tay giữ chặt cái túi áo trong ấy có bọc tiền sợ mất, trong lòng nóng như lửa vì sợ thầy mình chuyển biến xấu.
  • Lên tới trạm xá, thấy người bác sĩ vẫn nằm dũa móng tay. Bên kia, ông Hồng nằm như chết rồi, sắc mặt xám lại nổi những đường gân đen kịt. Trong lúc thoi thóp vẫn thấy ông giục vợ:
  • Ông Hồng
    Ông Hồng
    - U nó… Cho tôi về… Tôi… Tôi biết mình không sống nổi được mấy hôm nữa đâu mà chữa với chạy…. Bệnh này thì có mà sạt nghiệp thôi. Nghe tôi! Về nhà mình, tôi chết ở nhà mới cam. Đừng chạy chữa nữa vô ích, cái Huyền lại khổ thêm...
  • Nói rồi, ông Hồng lại lên cơn ho sặc sụa, máu đen từ mồm phun ra như mưa. Thấy bố trở nặng, Cô mới thôi không suy nghĩ gì nữa, tay cầm bọc tiền quăng vào mặt lão bác sĩ:
  • Huyền
    Huyền
    - Cầm lấy mà cứu người đi!
  • Thấy có tiền, hắn mới cho bố cô nằm giường bệnh tử tế. Trở bệnh từ ban đêm mà giờ đã gần trưa mới được chữa xem chừng hơi khó. Nhưng Huyền vẫn mong thầy mình sẽ khỏi, bởi đây là tiền bán thân của cô.
  • Huyền
    Huyền
    - Thầy phải cố lên thầy ơi! Thầy phải sống để thấy con gái thầy đi lấy chồng chứ.
  • Huyền cùng bà Hồng khóc nấc lên nghẹn ngào. Tình hình cấp bách nên cô chưa kể chuyện gì được cả. Ông hồng cứ thế lịm dần, lịm dần, trước khi lìa đời, ông gằn lên những tiếng ai oán:
  • Ông Hồng
    Ông Hồng
    - Nghe lời thầy! Sau này sống phải thật dư giả, để u con không phải khổ, để người đời không cười chê.
  • Nói xong thì ông không cầm cự được nữa, ông chết trước khi bác sĩ cắm được chai nước biển vào tay. Hai người cứ phủ phục bên xác chồng, xác thầy rồi nức nở mãi. Cất công lên tận đây mong tìm sự sống cho thầy, ấy vậy mà...
  • Bà Hồng sau một lúc thương chồng khóc khản cả giọng thì ngất đi, chỉ còn một mình Huyền nhỏ bé lạc lõng. Mắt đã sưng vù, cô không khóc nổi được nữa. Trong thâm tâm, cô nhận thức được rằng, nếu bản thân không cứng rắn thì bà Hồng sẽ không có ai làm trụ mà chết theo mất.
  • Tiền mất, người nhà thì vẫn chết, Huyền không cam tâm. Trong lúc lão bác sĩ còn hí hửng ra ngoài ghế ngả đếm những đồng bạc đủ mệnh giá, hắn chẳng đoái hoài gì đến cái xác nằm trên giường. đến người nhà vẫn ngất lên ngất xuống, vợ khóc chồng, còn khóc cha. Lâu lâu, hắn lại xía mồm qua bức vách ra lệnh:
  • Đốc tờ
    Đốc tờ
    - Thôi! Cũng là cái số rồi, mau mà đem xác về mai táng đi. Để đây lâu lại bốc mùi, mất vệ sinh lắm.
  • Huyền lấy tay lau mặt, cô căm hận, bất mãn tột cùng. Không chờ đợi, cô liền chạy sang phòng bên nơi lão lang băm đang ngồi. Lấy hai tay túm lấy cổ áo của lão lên giọng khản đặc:
  • Huyền
    Huyền
    - Tôi nói cho ông hay! Tôi đưa thầy tôi lên đây thì tôi tin vào khoa học, chứ không phải tin vào cái gọi là số má. Tôi biết thầy tôi sẽ còn sống được, thậm chí là sống rất khỏe mạnh nếu như ông cứu chữa kịp thời. Ấy vậy mà ông để thầy tôi sắp chết mới cứu thì sức ai chống nổi. Bây giờ ông tính thế nào, thuốc thì không tốn, người thì cũng chết rồi. Định quỵt tiền hay gì?
  • Huyền xắn tay áo lên dạng bất cần cao giọng, nhưng lão bác sĩ quèn lại không hề sợ chút nào. Vứt cái tăm trong mồm ra, hắn cười khẩy, giọng thách thức:
  • Đốc tờ
    Đốc tờ
    - Cái con vô học như mày mà cao giọng với ai? Này nhớ! Đây là đất huyện, không phải chỗ mày làm càn. Ở đây có tiền thì chữa, không thì thôi. Tao gặp nhiều con cắn càn như mày lắm rồi nên tao chẳng sợ.
  • Huyền
    Huyền
    - Tao cho mày nói thêm câu nữa, trước khi tao xiên chết cái giống lang băm nhà mày ở đây. Mày nghe câu chó cùng dứt giậu chưa? Đừng để tao điên.
  • Huyền không để hắn nói hết xâu liền cầm cái kéo cắt chỉ gần đó, dí thẳng vào yết hầu khiến hắn tái xanh mặt không thốt nên lời. Đúng là hắn làm ở đây đã gặp quá nhiều trường hợp người chết, bệnh nhân đòi lại tiền. Nhưng chưa khi nào hắn bị gặp tình cảnh uy hiếp đến thế này. Hắn giả vờ bình tĩnh rồi bảo Huyền:
  • Đốc tờ
    Đốc tờ
    - Cái thứ nhà quê như mày! Mày giết ông thì mày đi tù nhớ. Tao không trả!
  • Một đều hắn vẫn không đưa, bà Hồng thấy to tiếng nãy giờ cũng lếch thếch vào xem thì hay sự. Bà rấm rức khóc khuyên con, sức bà đã kiệt chẳng thể lôi con dao từ tay Huyền ra nổi. Bà liền nói:
  • Bà Hồng
    Bà Hồng
    - U xin con! Thầy con đã chết rồi, con đừng làm gì thêm nữa. Một thân một mình u không sống nổi mất. Hạ kéo xuống đi con, nghe u, đừng làm dại...
  • Ngỡ tưởng Huyền sẽ thôi và buông cái kéo ra khỏi cổ lão. Nhưng không, cô cành ghì mạnh khiến máu trên cổ bắt đầu chảy. Nhìn thẳng vào mắt lão, Huyền hằn giọng:
  • Huyền
    Huyền
    - U cứ kệ con! Con thử xem nó dám làm gì con cháu ông Nghị nào, chắc mày biết ông Nghị chứ, ông Nghị xưa làm bên huyện là ông tao. Tao muốn xem mày ăn nói thế nào. Đi tù thì tù, hôm nay mày không nôn tiền trả nhà tao về lo táng thầy, thì mày cũng tính chết đi là vừa.
  • Mỗi lần đe dọa, Huyền lại găng lên rồi ấn thẳng cái kéo vào cổ. Đời lão bác sĩ đã bao giờ nếm trải sự hãi hùng này. Luống cuống hắn móc trong túi ra bọc tiền rồi trả lại, không phải hắn tin cô là cháu ông Nghị, mà do hắn sợ chết nhiều hơn:
  • Đốc tờ
    Đốc tờ
    - Đây… Đây... Cô cầm lấy, cho tôi xin, tôi không biết cô là cháu ông Nghị. Mong cô bỏ qua cho.
  • Nói mãi, Huyền mới vứt cái kéo xuống đất. Nhận lấy bọc tiền, Huyền cảnh cáo:
  • Huyền
    Huyền
    - Liệu cái thần hồn! Cái thứ lương tâm giẻ rách như mày thì cởi ngay chiếc áo bờ-lu xuống đi nhá. Mày mặc không xứng đâu đồ lang băm ạ.
  • Nói rồi, có tiền trong tay, Huyền để u ở lại để ra ngoài thuê xe chở xác thầy về. Đấy! Mất một đống tiền cuối cùng thầy cô cũng không sống được. Mà đáng lý là được sống đấy, nhưng tại vì cái xã hội khinh nghèo trọng tiền này nó vậy. Càng nghĩ, Huyền càng thấy cái nghèo đích thị là cái tội. Sau này nếu có cơ may được gả vào nhà cụ Ngôn, nhất định cô phải chụp được cơ hội làm giàu.
  • Thật! Khi giàu người ta nghĩ ra biết bao nhiêu là việc làm. Ấy vậy mà khi nghèo, người ta chỉ suy nghĩ đến một việc duy nhất, ấy là làm thế nào để giàu. Huyền bây giờ cứ như thể có thù hằn với cảnh nghèo. Cô bất cần, và chán nản với cuộc sống "bình đẳng" này.
14
Tao giúp mày... Nếu như mày còn trinh...