“Tác Phẩm Đồng Nhân Đầu Tay”: Âm Mưu Của “Dì Ghẻ”
  • Buổi chiều hôm đó, nhóm kịch tập trung ở phòng ký túc xá của Hoài An. Trang phục của các diễn viên đúng chuẩn “cây nhà lá vườn”. Riêng Hồng Quang được ưu ái nhất khi có hẳn một bộ tóc giả và hai cái bong bóng để hóa trang làm con Cám. Cô nàng sành điệu nhất lớp là Lý Yên còn đem phấn son quý báu của mình ra trang điểm cho Hồng Quang đẹp lồng lộng. Hoài An thì được lớp trưởng Hoàng Hương tỉ mẩn cắt cho hẳn một cái nốt ruồi bằng băng keo dính đen thui. Tất cả đã sẵn sàng. Cả đám hùng hổ ôm theo tập sách xuống hành lang bên ngoài hội trường đang diễn văn nghệ, ngồi túm tụm dò bài. Hoài An là kêu gào thảm thiết nhất:
  • Hoài An
    Hoài An
    - Trời ơi! Tui còn tới ba bài chưa thuộc lận! Bà nào thuộc bài rồi làm ơn đi “trinh sát” giùm tui, chừng nào tới tiết mục áp chót thì hú tụi tui liền nhe!
  • Kế đó, cả hộ nhà “dì ghẻ” vừa đập muỗi vừa dò bài vừa ngóng lỗ tai vô bên trong hội trường. Đến khi MC của trường hùng hồn cất giọng giới thiệu về một tiết mục đặc sắc trước nay chưa từng có thì cả đám mới cuống cuồng nháo nhào cất tập sách, xách váy chạy về phía cánh gà sân khấu. Vừa kịp lúc MC xướng lên:
  • Thầy giáo
    Thầy giáo
    - Sau đây, vở kịch Tấm Cám hiện đại của lớp 26 Văn xin phép được…. bắt đầu!
  • Hoài An liền mở cây quạt giấy ra cái xạch, hùng dũng uốn éo vừa hát nghêu ngao vừa bước ra sân khấu. Khán giả vỗ tay rần rần. Rồi “con Cám” ưỡn ẹo bước ra. Khán giả lại vỗ tay rần rần. “Dì ghẻ” níu tay “con Cám”, run run nói nhỏ:
  • Hoài An
    Hoài An
    - Trời ơi, sao khán giả đông dữ vậy?
  • “Con Cám” ngó xuống cũng hết hồn. Tụi nó cứ tưởng là tiết mục cuối, lại đang trong thời điểm “nhạy cảm” như vầy thì chắc không có bao nhiêu người coi đâu. Ai mà dè, tin đồn về tiết mục đặc sắc trước nay chưa từng có của lớp 26 Văn đã được lan truyền rộng rãi, kéo chân một lượng khán giả đông chưa từng thấy. Quan trọng nhất là, ở một góc nào đó của hội trường, cô chủ nhiệm và đông đảo những “ngôi sao sáng” của lớp 26 Văn đã ngồi chật kín. Ối mẹ ơi, dù đã có kinh nghiệm bò lên sân khấu không ít lần, nhưng “hai má con” dì ghẻ và con Cám vẫn run chân không ít.
  • Mà nếu hai người “cứng cựa” nhất đám còn run như vậy, thì nàng Tấm hiền lành trước nay chưa từng làm điều gì quái lạ trước mặt nhiều người như vậy lại càng không thể bình tĩnh được. Thế là nàng ta run rẩy lò dò bưng cái thau bước ra. Chân nọ xọ chân kia, nàng Tấm vấp một cái, té đánh oách ngay trước mặt “dì ghẻ” làm con mụ hú hồn xém chút ném luôn cây quạt. Thế nhưng trên sân khấu, “dì ghẻ” vô cùng cay nghiệt, cùng con Cám xúm vô chửi nàng Tấm như bắn rap. “Dì ghẻ” chửi hăng quá, nốt ruồi trênmép của mụ bị mồ hôi chảy ròng ròng trên mặt làm sút ra, tà tà bay theo gió. Con Cám nhanh tay lẹ mắt, chụp cái mụt ruồi đưa lại cho “mẹ”, dì ghẻ tỉnh bơ dán mụt ruồi lên mép rồi tiếp tục chửi cô Tấm như tát nước. Khán giả cười rần rần.
  • Tiếp đến, đến lượt hoàng tử quên thoại, ngồi dòm “dì ghẻ” cười hề hề làm con mụ nổi điên, xông vào “bạo hành” luôn hoàng tử, đuổi chàng ra khỏi “nhà”. Chỉ có “con Cám” đứng kế bên là thấy tay của “dì ghẻ” run như đang được mát-xa. Sau đó, hai “má con” nhân vật phản diện đầy khả ái và ngây ngất lòng người kia chịu quả báo, rồi hối hận và được Tấm tha thứ. Kết thúc vở kịch là cả nhà cùng sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau, thân ái dạt dào. Khán giả vỗ tay như mưa rào mùa hạ. Nhóm kịch cúi chào xong rồi, vô cánh gà rồi mà khán giả vẫn còn vỗ tay. Thấy Bí thư đoàn trường hất hàm với Hoài An, nghiêm nghị nói:
  • Thầy giáo
    Thầy giáo
    - Em với các bạn ra chào khán giả lần nữa đi!
  • Thế là cả nhóm kịch phải lục tục trở ra sân khấu, cúi chào thêm lần nữa. Tối hôm đó, khán già ra về vẫn còn bàn tán xôn xao về vở kịch “Tấm Cám hiện đại”. Khuya hôm đó, một đám học trò cắm đầu cắm cổ thức học bài.
  • Kết quả dĩ nhiên là vở kịch không có giải nào, vì diễn quá lố thời gian quy định. Nhưng dư âm của vở kịch kiêm tác phẩm đồng nhân năm đó đã đọng lại rất sâu trong ký ức của Hoài An, và chắc chắn, là của tất cả những diễn viên trong nhóm kịch. Sau hôm đó, lớp 26 Văn đã trở thành khối đoàn kết, không chỉ cùng nhau diễn văn nghệ mà còn có thể cùng nhau tham gia các trận bóng đá nữ. Nhưng đó lại là những câu chuyện khác.
  • Còn câu chuyện này đến đây có lẽ đã kết thúc được rồi. Số chữ cũng vừa khéo. Và quan trọng nhất là, từ sau tác phẩm đồng nhân viết theo kiểu “truyện chat” kia, Hoài An đã bắt đầu có cảm hứng để tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm đồng nhân nữa về các nhân vật cổ tích. Trong đó, truyện “Tung Hoành Truyện Cổ Phá Nhân Duyên” thật ra cũng bắt nguồn từ cảm hứng đồng nhân cổ tích của tác giả đấy.
14
Chương 5. Âm Mưu Thành Công Rực Rỡ